Tuân thủ lịch tiêm vacxin cho gà đá theo khuyến cáo của các chuyên gia thú y là cách tốt nhất để giảm thiểu thiệt hại và giúp cho gà nhanh lớn, khỏe mạnh. Nhưng lịch trình như thế nào? Gà con, gà thịt, gà đẻ và gà thả vườn thì lịch trình có khác nhau hay không? Cùng theo dấu chân chuyên gia tìm hiểu các thông tin liên quan đến kinh nghiệm tiêm phòng và lịch trình tiêm vacxin.
Chia sẻ kinh nghiệm tiêm phòng và cho gà uống vacxin
Lịch trình tiêm phòng là yếu tố cần, nhưng để đủ thì cần phải biết được cách tiêm phòng sao cho chuẩn. Có như vậy, lượng thuốc tiêm vào gà mới đúng vị trí mà lại không làm cho gà bị ảnh hưởng sau khi kết thúc quá trình tiêm.
- Lựa chọn loại kim tiêm phù hợp dựa theo trọng lượng của gà nên chọn loại 0.75cc hoặc 1cc
- Rút thuốc tiêm phải đẩy thuốc lên hết, không chừa khoảng trống không khí nào
- Cách tiêm thì tùy thuộc vào từng loại thuốc mà có thể tiêm dưới da hoặc tiêm bắp
Còn khi cho gà uống vacxin thì cũng cần phải tuân thủ như sau:
- Cho gà nhịn khát trước 2 giờ khi cho uống vacxin
- Vệ sinh dụng cụ, thiết bị sạch sẽ bằng thuốc sát trùng
- Pha vacxin với lượng nước vừa đủ đảm bảo gà uống hết trong 1-2 giờ
Chia sẻ lịch vacxin cho gà chọi con
Sau khi nở gà thường có sức đề kháng kém, dễ bị vi khuẩn xâm nhập làm gà trở nên yếu ớt và có thể tử vong. Do đó cần xem qua các quy trình phòng bệnh cho gà như sau:
- Ngày 1: gà 1 ngày tuổi thường nhiễm các bệnh liên quan đến tiêu chảy. Nên trong 3 ngày đầu tiên nên cho uống kháng sinh đặc hiệu như: SEC, Vime – Coam, Coliquin. Trong giai đoạn mùa đông thì nên hòa với nước ấm 27 – 28 độ cho gà uống hết trong 1-2 giờ, có thể kèm theo với nước sạch hòa với B.compex để tăng sức đề kháng cho gà vào 2 lần sáng + tối
- Ngày 4 – 5: Dùng vacxin Lasota nhỏ mắt, mũi. Hoặc để gà nhịn khát trong khoảng từ 5-6 giờ. Sau đó hòa vacxin tả với nước cho uống hết trong vòng 1-2 giờ.
- Ngày 10 – 15: Tiếp tục trong lịch vacxin cho gà sẽ là cho uống vacxin Gumboro
- Ngày 14 – 17: Chủng vacxin phòng chống bệnh đậu gà vào cánh
- Ngày 20 – 25: Sử dụng vacxin Bio- Antococ, Han – Eba 30% để phòng bệnh cầu trùng trong 3 ngày liên tiếp
- Ngày 27 – 30: nhỏ vacxin Lasota lần 2
- Ngày 40 – 50: sử dụng vacxin phòng chống bệnh gà rù cho gà con. Thực hiện tiêm dưới da.
- Ngày 45 – 55: Tiếp tục tiêm vacxin tụ huyết trùng lần 1 (tiêm dưới da)
- Ngày 60 – 70: Sau khoảng cách tiêm vacxin lần 1 là 15 ngày thì tiến hành tiêm vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng lần 2.
Nguyên tắc sử dụng vacxin cho gà đá đạt hiệu quả cao
Việc tuân thủ lịch tiêm vacxin cho gà là điều đáng được đặt lên hàng đầu trong quá trình chăn nuôi. Để sử dụng vacxin cho gà mang lại hiệu quả cao, bà con cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
Kỹ thuật bảo quản, vận chuyển vacxin
Yếu tố này được đặt lên hàng đầu bởi tính chất vaccin đặc thù, nếu không được bảo quản tốt sẽ khiến công dụng của vacxin bị thay đổi, thậm chí là tác động xấu lên gia cầm.
Bà con nên bảo quản các loại vacxin virut ở nhiệt độ từ 2 – 8°C. Trong khi đó đối với các loại vacxin vi khuẩn thì nhiệt độ thích hợp sẽ từ 5 – 15oC. Vắc xin phải tránh ánh nắng mặt trời và ở điều kiện mát mẻ. Bà con có thẻ sử dụng hộp xốp hoặc phích đá để bảo quản và vận chuyển vacxin.
Trường hợp mua với số lượng ít, nơi mua gần thì có thể sử dụng túi nilông để bảo quản và tốt nhất là loại nilông tối màu có giấy bọc. Hoặc nếu không biết cách bảo quản hợp lý thì khi đến lịch tiêm vacxin cho gà thì mua đúng loại vacxin đó. Với đủ liều lượng và tiêm ngay cho cá thể gà là cách tốt nhất.
Xem Thêm >>
Tuân thủ cách sử dụng vacxin
- Cần tiêm phòng định kỳ hàng năm cho gà ở nơi có ổ dịch cũ
- Vacxin sử dụng đúng theo nguyên tắc và chỉ định, tuyệt đối không dùng vacxin phòng bệnh này nhưng lại tiêm cho loại bệnh khác.
- Không tiêm vacxin cho gà đang mắc bệnh, nghi nhiễm, gầy yếu, vừa đẻ xong hoặc chuẩn bị đẻ…
- Dụng cụ tiêm phải đảm bảo được tiệt trùng sạch sẽ, nên luộc sôi để nguội trước khi sử dụng;
- Tuyệt đối không dùng cồn để sát trùng bơm kim tiêm
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tuân thủ nguyên tắc liều lượng, đúng vị trí và đúng lịch tiêm.
- Chỉ sử dụng kim tiêm 1 lần, không được dùng cho ngày hôm sau
- Theo dõi gà thường xuyên sau tiêm để kịp thời can thiệp các trường hợp phản ứng hay có thể bị sốc phản vệ;
- Chọn mua vacxin ở những nơi uy tín, được cấp phép để đảm bảo chất lượng và được tư vấn kỹ thuật về cách sử dụng các loại vacxin.
Trên đây là thông tin về lịch tiêm vacxin cho gà đá mà anh em có thể có thể yên tâm áp dụng trong chăn nuôi. Công tác theo dõi và tiêm phòng cho gà đúng thời điểm sẽ giúp hạn chế ngăn ngừa dịch bệnh ở gà hiệu quả và tránh được các thiệt hại về kinh tế. Chúc anh em chăn nuôi thành công và có những đàn gà chọi chất lượng với những thông tin được chia sẻ.